A- CÀ PHÊ CATIMOR:
1. Cà phê Catimor là gì?
Cà phê Catimor là một loại cà phê được lai tạo từ hai dòng sản phẩm Timor và Catimor. Loại cà phê này ra đời vào năm 1959 tại một phòng thí nghiệm ở Bồ Đào Nha, đáp ứng đủ các tiêu chí mà các nhà khoa học đã đặt ra như: khả năng kháng bệnh tốt, kích thước nhỏ phù hợp với canh tác số lượng lớn, có năng suất cao.

Thừa hưởng các ưu điểm của bố mẹ, cà phê Catimor có hương vị tinh tế và hấp dẫn. Sau khi thưởng thức loại cà phê này, bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đắng nhẹ pha với một chút chua thanh và ngọt hậu nơi đầu lưỡi.
Hiện tại, trên thế giới có ba dòng cà phê Catimor chính, bao gồm:
- Cà phê Catimor T-8667: giống cà phê này có ưu điểm là hạt to và thân cây ngắn.
- Cà phê Catimor T-5269: đây là giống cà phê có khả năng thích nghi với môi trường sống khá tốt. Tuy nhiên, điều kiện để cây phát triển tốt nhất là nơi ở độ cao từ 600 đến 900m và lượng mưa hơn 3000mm mỗi năm.
- Cà phê Catimor T-5175: tuy là giống cà phê có năng suất cao nhưng lại khó thích nghi với điều kiện phát triển phổ biến.
Giá loại cà phê Catimor này phổ biến là 410.000 VNĐ/ 1kg loại nguyên hạt.
2. Cà phê Catimor được trồng chủ yếu ở đâu tại Việt Nam?
Nhờ những ưu điểm nổi bật nên giống cà phê Catimor được trồng khá phổ biến ở các khu vực như Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Quảng Trị, Nghệ An và Sơn La.

Tuy nhiên, độ cao thường sẽ tác động trực tiếp đến hình dáng, kích thước cũng như hương vị của cafe. Vậy nên, ở những tỉnh thành trên, giống cà phê này thường tập trung ở những nơi có độ cao từ 700-1000m. Bởi đây là điều kiện để cà phê Catimor phát triển tối ưu nhất.
3. Đặc điểm nổi bật của cà phê Catimor
3.1 Đặc điểm sinh học cà phê Catimor
Cà phê Catimor thuộc giống cây thân gỗ có chiều cao thấp, dù thân cây được phân thành nhiều nhánh nhưng vẫn có thể trồng ở mật độ dày. Khi còn non, lá cà phê mang một màu đỏ nhạt.
Quả cà phê Catimor nhanh chín, năng suất lại cao hơn so với những loại cà phê thông thường khác.

Hạt cà phê có kích thước nhỏ, hình bán cầu tròn, chứa hàm lượng cafein dao động trong khoảng 1 – 2%.
Cà phê Catimor sẽ khiến người không chuyên khó phân biệt được với Arabica Bourbon bởi vẻ ngoài của hai loại cà phê này gần giống nhau. Nhưng với những tín đồ cà phê, dựa vào một vài điểm khác biệt nhỏ, học có thể dễ dàng nhận biết được Catimor.
3.2 Hương vị của cafe Catimor
Màu nước cà phê Catimor có màu nâu nhạt sánh nhưng khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt vị đắng đa dạng của loại cà phê này.
Catimor được thừa hưởng vị chua thanh của giống cà phê Timor và vị ngọt dịu của cà phê Catimor tạo nên một hương vị đặc biệt hơn so với những loại cà phê khác. Không những vậy, đo lượng caffein trong hạt cà phê Catimor khá ít nên vị đắng của loại cà phê này không đậm như cà phê Robusta thuần chủng.

Thưởng thức ly cà phê Catimor mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn cũng như khởi đầu một ngày mới tốt đẹp. Hay có thể nhâm nhi vị cà phê quyến rũ này khi học tập, làm việc hoặc đang ngồi chơi với bạn bè.
4. Thưởng thức cà phê Catimor đúng cách

Mỗi người đều sẽ có cho mình một phong cách thưởng thức cà phê riêng biệt. Nhưng để cảm nhận được hương vị trọn vẹn của hai giống cà phê này thì có hai cách khá phổ biến:
- Rang mộc hoàn toàn
Đây là cách pha cà phê thuần túy. Tuy là giống được lai tạo nhưng cà phê Catimor vẫn sở hữu vài đặc điểm của cà phê Robusta thuần chủng. Vì vậy, nó vẫn giữ được vị đậm đà của cà phê. Tùy theo sở thích mỗi người mà bạn có thể lựa chọn pha bằng phin hoặc máy pha. Để có được hương vị cà phê đúng chuẩn nhất, tỷ lệ chiết suất cà phê hoàn hảo là 10g bột cà phê cho 175ml nước.
Bên cạnh đó, việc giữ kín miệng túi cà phê và bảo quản trong tủ ở nhiệt độ phòng cũng là một trong những yếu tố quyết định hương vị cà phê. Thời gian sử dụng thích hợp là một tuần sau khi mở túi và không bảo quản trong tủ lạnh.
- Trộn để tạo ra hương vị khác
Đây là cách thưởng thức cà phê cho những người thích hương vị đắng đậm của cà phê. Bạn sẽ phải phối trộn cà phê Catimor và Robusta thuần chủng theo tỷ lệ 3:1 hoặc 4:1. Tuy nhiên, việc trộn những loại cà phê có hàm lượng cafein cao có thể gây ra một số tác dụng vụ.
Ngoài hai cách thưởng thức phổ biến trên, tùy theo sở thích và sáng tạo của bạn, có thể kết hợp cà phê catimor với sữa hoặc trứng để tạo ra những hương vị độc đáo khác.
5. Lưu ý khi sử dụng cafe Catimor
- Bởi hàm lượng cafein bên trong Catimor cao hơn so với những loại cà phê thông thường khác. Cho nên những người dùng có tiền sử về các bệnh tim mạnh hay có chứng mất ngủ nên hạn chế việc sử dụng loại cà phê này để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Nên sử dụng cà phê Catimor trong vòng một tuần kể từ khi mở túi để giữ được hương vị cà phê ngon và đậm đà nhất. Ngoài ra, tránh việc bảo quản cà phê này trong tủ lạnh để không làm ẩm cà phê và làm giảm đi vị ngon.
- Khuyến khích sử dụng cà phê này vào buổi sáng thay vì buổi tối bởi lượng cafein trong nó sẽ khiến bạn mất ngủ, tinh thần sa sút mệt mỏi vào ngày hôm sau.
B- CÀ PHÊ MOKA:
Cà phê Moka là gì?
Cà phê Moka là một chủng loại thuộc giống Arabica. Moka cùng họ với những loại cà phê nổi tiếng như: Typica, Bourbon, Icatu hay Mundo Novo.
Moka được tìm thấy lần đầu tiên tại một thành phố cảng có tên Mocha thuộc Yemen. Vì vậy, giống cafe này còn có tên gọi Mocha Coffee. Loại cà phê này lần đầu được đưa ra ngoài lãnh thổ Yemen là vào những năm cuối của thế kỷ 13. Khi nhà truyền giáo Marco Polo đến đây và mang hạt Moka đi bán ở châu Âu.

Tuy nhiên đến mãi thế kỷ thứ 17, hạt cà phê Moka mới thực sự trở thành một làn sóng và nổi tiếng khắp châu Âu. Khi người ta phối trộn nó với Chocolate tạo thành hương vị Coffee – Chocolate.
Đến những năm cuối của thế kỷ 19, đâu đó khoảng năm 1875, người Pháp đã đem hạt giống Moka đi trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Sau này khi nhận thấy điều kiện khí hậu thuận lợi, họ mới mở các đồn điền cà phê lớn ở Tây Nguyên và đặc biệt là ở Cầu Đất, Đà Lạt.
Vùng trồng cafe Moka ở Việt Nam
Từ khi biết đến cafe Moka, người dân Việt Nam đã cố gắng phát triển loại cây trồng này từ rất sớm. Tuy nhiên, dù có áp dụng bất cứ biện pháp nào thì không ở đâu mang lại hương vị của Moka sánh bằng Đà Lạt. Đặc biệt trồng và phù hợp vùng Cầu Đất với tên gọi Moka Cầu đất nổi tiếng.

Sở dĩ Đà Lạt lại cho ra hương vị cà phê Moka ngon nhất là vì điều kiện khí hậu và đất đai nơi đây vô cùng thuận lợi. Với vị trí địa lý từ khoảng 1500 – 2000m so với mực nước biển, có khí hậu mát mẻ quanh năm. Thêm vào đó, lượng mưa nhiều, nguồn nước đầu nguồn trong lành và đặc biệt là đất đỏ bazan giúp cây cà phê Moka có thể sinh trưởng tốt nhất.
Đặc điểm của cà phê Moka
So với những giống Arabica khác thì cafe Moka là một giống cây khó trồng, dễ bị sâu bệnh và mất rất nhiều công chăm sóc. Vì vậy nó cũng có những đặc điểm riêng biệt về hình dạng cây, quả và hương vị đặc trưng.
Đặc điểm sinh học của cà phê Moka
Cây của giống cà phê loại Moka thường có thân màu xám nhạt, rễ cọc đâm sâu vào đất. Lá cây có tán nhỏ, ít lá và đối xứng 2 bên. Cây cà phê Moka thông thường sẽ có phần èo uột, ít trái hơn những cây giống khá vì rất khó chăm sóc và dễ bị bệnh.

Khi bắt đầu chín, quả Moka thường có màu xanh lá nhạt, căng bóng, dần chuyển sang màu đỏ cà chua và đỏ đậm. Hạt của giống cà phê này thường nhỏ, tròn chứ không dài và dẹt.
Hương vị cà phê cafe Moka
Phải có một điều gì đó đặc biệt trong hương vị thì người ta mới gọi Moka là nữ hoàng trong vương quốc cà phê. Những người biết thưởng thức sẽ cảm nhận thấy sự khác biệt trong lần đầu tiên.
Những ly cafe Moka nguyên nhất 100% sẽ mang theo mình vị đắng nhẹ, xem lẫn trong đó là một chút chua thanh và vị béo của phần dầu bên trong hạt cà phê. Khi uống, cái đắng lan tỏa trong miệng rồi xuống cuống họng, nhưng chỉ vài giây sau mùi hương nồng nàn và vị ngọt mới xuất hiện.

Có lẽ cây cafe Moka khó trồng, đòi hỏi người ta mất nhiều công chăm sóc. Ấy vậy, hương thơm và vị ngọt lúc sau là thành quả của sự kiên trì và tỉ mỉ chế biến. Đó là điều khiến mùi vị của cafe Moka là có một không hai trên thế giới.
Cách thưởng thức cafe Moka
Có 2 cách để pha một ly cafe Moka ngon là sử dụng cà phê nguyên chất hoặc có thể phối trộn với một số loại khác. Mỗi cách pha đều có những hương vị đặc trưng riêng nhưng vị của cafe Moka vẫn là chủ đạo.
Pha cà phê Moka nguyên chất
Nếu muốn biết hết vị của Moka là gì thì bạn nên thử một lý Moka nguyên chất 100%.

Để có một ly cafe, bạn có thể sử dụng Moka Pot là dụng cụ chuyên dùng để pha cà phê. Cách pha chế như sau:
- Cho nước vào ½ Moka Pot.
- Đặt nắp lọc vào lên trên và cho bột Moka lên, dùng tay gạt để san phẳng bề mặt nắp lọc.
- Lắp phần trên của Moka Pot vào vừa đủ chặt, sau đó đem đi đun sôi trên bếp lửa.
- Khi nước nóng, hơi nước sẽ bốc lên thấm vào bột cà phê Moka, lấy hết hương vị và đẩy phẩn nước lên trên. Do đó chúng ta sẽ có được một ly cafe Moka 100% nguyên chất.
Bạn cũng có thể pha Moka bằng phương pháp Pour over để thưởng thức trọn vẹn hương vị cà phê.
Pha trộn cafe Moka với các loại cafe khác
Mỗi loại cà phê đểu có 1 vị nhất định. Để có thể cảm nhận hết cái ngon của nó, chúng ta nên phối trộn theo một tỷ lệ nhất định.
Thông thường sẽ có 50% Moka và 50% còn lại là Robusta và một hợp chất trung hòa. Có thể pha theo tỷ lệ sau:
- 50% Moka, 40% Robusta, 10% ca cao.
- 50% Moka, 20% Robusta, 20% loại cà phê Cherry và 10% còn lại là ca cao.
- Hoặc cũng có thể pha theo tỷ lệ 30% Moka, 60% Robusta và 10% ca cao.

Với những tỷ lệ trên, bạn sẽ có được sự hòa quyện hoàn hảo giữa mùi vị của các loại cà phê. Có vị thanh nhẹ của Moka, vị đắng của Robusta và vị ngọt của ca cao.
Qua cả một quá trình lịch sử lâu dài, cây cà phê Moka mới đến được vùng đất đã được Thượng Đế định sẵn cho nó. Nếu pha chế đúng, mọi tinh túy từ những dòng nước đầu nguồn, những giọt sương sớm mai, cái nắng cái gió của Tây Nguyên sẽ nằm trọn trong ly cafe Moka thứ thiệt.
C- CÀ PHÊ TYPICA:
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÀ PHÊ TYPICA
Typica là một giống thuộc nhóm cà phê Arabica thuần chủng xuất hiện đầu tiên trên thế giới. Theo dòng lịch sử, giống cà phê Typica có nguồn gốc từ những khu rừng nguyên sơ tại Tây Nam Ethiopia. Hương vị của loài cà phê đời đầu này rất quyến rũ với vị ngọt dịu, chua rất trong xen lẫn vị đắng nhẹ nhàng. Vì những hương vị độc đáo đó đã khiến Typica được nhân giống và chu du khắp mọi nơi.
Hành trình vượt biên đầu tiên là vào thế kỷ thứ 16, giống cà phê mang hương vị tuyệt vời rời Ethiopia tới Yemen. Từ Yemen, Typica được người Hà Lan mang đến vùng Baba Budan, Malabar của Ấn Độ. Tại đây những hạt cà đời đầu này được trồng tại các vùng Mysore và được gọi là Malabar.
Sau đó, vào năm 1696 dòng Typica Ấn Độ được lan rộng khắp Indonesia. Những hạt cà thơm ngon phát triển một cách mạnh mẽ tại quần đảo Java của đất nước này rồi được đưa tới vườn thực vật Amsterdam vào năm 1706. Tiếp đó một thời gian, thị trưởng Amsterdam đã tặng một cây Typica cho đức vua Louis IV sau khi ký hiệp ước hòa bình giữa Hà Lan và Pháp. Và từ đây tới những năm cuối của thế kỷ thứ 18, các cây cà phê Typica men theo các tuyến đường thương mại thuộc địa để có mặt toàn lục địa Châu Âu và Châu Mỹ. Chúng từ Pháp vượt sóng tới đảo Martinique và Brazil. Từ Brazil, hạt cà được chuyển đến Peru, Paraguay, qua tận vùng Caribbean, Colombia, Mexico rồi tiến vào Trung Mỹ. Và cho đến những những năm 1940 Typica đươc trồng rất phổ bến tại nhiều nước Châu Mỹ như Ecuador, Peru, Jamaica, Dominican.
Chưa dừng lại ở đó, giống cà phê thuần chủng này còn được du nhập sang các nước ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Một giống Typica nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể tới tên Moka Cầu Đất. Trước những năm 2000, loại cà phê Typica này có giá trị rất cao và chỉ có giới thượng lưu mới được thưởng thức.
ĐẶC ĐIỂM CÀ PHÊ TYPICA
Cà phê Typica là một trong hai loại cà phê C.Arabira có ý nghĩa quan trọng về mặt di truyền. Cây Typica có thân cao, cành nhỏ mọc theo hình nón. Lá cây màu vàng sẫm, quả dài hình bầu dục với màu đỏ hấp dẫn khi chín. Giống cây này chịu lạnh tốt nên thường được ưu ái sinh trưởng tại các vùng núi cao trên 1500m như Blue Mountain. Ngoài ra chúng có đặc tính di truyền độc đáo với lượng cafein thấp và độ acid malic rất cao. Lượng acid sáng trong kết hợp với vị ngọt dịu trong hạt khiến hương vị Typica hài hòa cực kỳ hấp dẫn. Chính vì điều này mà trong giới cà phê, Typica từng được cho là tiêu chuẩn vàng cho mọi thước đo về cà phê chất lượng.
Tuy nhiên khả năng chống sâu bệnh của loại cà phê lâu đời này rất kém. Sản lượng của chúng cũng không cao như các loài cà phê thông thường. So với Bourbon cùng là một giống Arabica thuần chủng nhưng năng suất của Typica thấp hơn khoảng 20 – 30%. Cà phê Typica rất khó trồng và dễ chết do bệnh gỉ sắt, berry,…. Vì nhược điểm này nên các trang trại dần trở nên kén trồng Typica.
CÁC GIỐNG CÀ PHÊ TYPICA HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI
CÁC NHÁNH TYPICA NỔI TIẾNG
Như đã chia sẻ, Typica là giống cà phê đầu tiên và mang đặc tính di truyền học quan trọng. Hầu hết các giống cà phê nổi tiếng hiện nay là các nhánh của Typica. Một số loại Typica được ưa chuộng nhất hiên nay có thể kể đến:
– Blue Mountain (Jamaica)
– Kent (Ấn Độ)
– Maragogype / Maragogipe (Brazil)
– Sao Bernando (Brazil)
– Amarello de Botucatu (Brazil)
– Java (Indonesia)
– Sumatra (Indonesia)
– Kona (Hawai)
– Guatemala (Trung Mỹ)
– San Ramon (Costa Rica)
– Bergandal (Indonesia)
– Pluma Hidalgo (Mexico)
– Villalobos (Tây Ban Nha)
CÁC CHỦNG LAI TỪ TYPICA ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT
Vào giữa thế kỷ thứ 20, các nhà khoa học đã nghiên cứu và lai tạo Typica để cải thiện khả năng chống sâu bệnh của nó. Một số cái tên được ưa chuộng như:
– Rasuna (kết quả của Typica + Catimor)
– Pacamara (kết quả của Pacas + Maragogype)
– Pache Colis (kết quả của Pache Cộng + Cattura)
– Macaturra (kết quả của Maragogype + Caturra)
– Acaia (kết quả của Sumatra + Bourbon)
– Mundo Novo (kết quả của Sumatra + Bourbon)
Hương vị của Arabica Typica
Có lịch sử và nguồn gốc xa xôi cùng với những đặc tính di truyền của mình nên cà phê Typica cũng có một hương vị vô cùng khác so với những giống cà phê khác. Theo đó, Typica có hương thơm ngây ngất, có thể quyến rũ bất cứ ai muốn chạm đến nó, đó là một hương thơm khác biệt cực kỳ sang trọng thường liên tưởng đến hương vị hoa quả, socola. Về mùi vị, Loại cafe này chứa một lượng lớn axit malic – cho vị chua giống như trong một quả táo.

Có thể nói hương vị của loại cà phê này mang một vị chua nổi trội, có chút đắng dịu và mang hậu vị ngọt rất dễ chịu.
D- CÀ PHÊ BOURBON
CÀ PHÊ BOURBON LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÀ PHÊ BOURBON
Bourbon là giống cà phê thuộc loài phụ của giống Arabica (một giống đột biến tự nhiên từ Typica có ý nghĩa quan trọng về mặt di truyền trên thế giới). Như đã đề cập, cà phê Bourbon được lấy tên gọi và có nguồn gốc từ hòn đảo Bourbon thuộc Pháp, được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1875. Khi đó, họ lập ra một số đồn điền cà phê để canh tác giống cà phê Specialty này.
Về đặc điểm sinh học, cây cà phê Bourbon thường có một gốc chính duy nhất (nếu gia nhập từ Yemen) và thường hình thành nhiều thân (nếu gia nhập từ Ethiopia). Trái Bourbon khi chín có thể là màu đỏ, màu cam và màu vàng tùy chủng loại (quả màu đỏ hoặc vàng là phổ biến). Nói về hình dáng hạt cà phê, một trong những đặc điểm nhận dạng của Arabica Bourbon là hạt cà phê có hình dáng tròn hơn so với giống Typica và các giống Arabica khác. Về màu sắc và kích thước của lá thì lá non có màu xanh hay vàng đồng, còn lá trưởng thành lớn hơn lá Typica có dạng rộng và lượn sóng. Các nhánh phụ của cây cà phê Bourbon thường phát triển ở một góc khoảng 60° so với thân chính.
Cây cà phê thuộc chủng loại Bourbon thường thích nghi rất tốt với những vùng có độ cao từ 1000 – 2000m so với mực nước biển, có mưa nhiều và độ ẩm cao quanh năm.
Bourbon là giống cà phê thuộc loài phụ của giống Arabica
NGUỒN GỐC CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ BOURBON
Cây cà phê Bourbon lần đầu được phát hiện tại một hòn đảo thuộc Madagascar tên là Reunion (ngày nay được gọi là đảo Bourbon). Sau đó vì có mùi vị đặc trưng kiểu axit nhẹ pha với rượu vang và khá ngọt nên nó rất được yêu thích. Vào thế kỷ thứ 16, Bourbon được trồng nhiều ở vùng tây nam Ethiopia và cao nguyên Boba thuộc Sudan.
Đến tận thế kỷ thứ 19, các nhà truyền giáo người Pháp mới đưa được loại cây này ra khắp châu Phi và trồng thành công. Ngày nay loại cà phê này được trồng rất phổ biến ở Brazil, El Salvador, Costa Rica và cả Việt Nam.
CÁC GIỐNG CÀ PHÊ BOURBON CHÍNH
Bourbon là một trong 3 “anh chị em ruột” chính bao gồm Arabica Heirloom và Arabica Typica coffees. Các phân loài Bourbon của Arabica có thể được chia thành:
Các dòng chính là:
– N39
– SL 28
– SL 34
– Acaia
– Caturra – một đột biến tự nhiên của Bourbon, nó có cây thấp hơn cây cà phê Bourbon.
– Jackson
– Moka / Mocha / Mokka
– Mibirizi
– Tekisik (hoặc Tekisic)
– Villa Sarchi (Costa Rica)
– Pacas (El Salvador) – cũng là một đột biến của Bourbon và chúng rất phổ biến trên thế giới.
– Pointu Bourbon / Laurina
Một số dòng lai của Bourbon:
– Yellow Bourbon: Là giống lai giữa Amarellow de Botucatu và Caturra
– Mundo Novo: được lai giữa Java và red Bourbon
Thêm vào đó, một số giống (giống hoặc giống lai do người nông dân phát triển) bao gồm hỗn hợp các giống này và các loài phụ khác. Họ được nông dân lựa chọn dựa trên những đặc điểm cụ thể mà làm cho chúng trở nên lý tưởng cho sự phát triển trong một số khí hậu nhất định, đôi khi là đặc trưng cho một số quốc gia nhất định. Ví dụ như những hạt cà thơm El Molino Buena Vista đến từ El Salvador được lai giữa giống Red Catuai và Bourbon.
CÁC VÙNG TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG CÀ PHÊ BOURBON
Nhờ đem lại năng suất cao cũng như lợi nhuận kinh tế lớn nên cà phê Bourbon được trồng nhanh chóng kể từ lần đầu được canh tác trên hòn đảo Bourbon. Ngày nay, giống cà phê Bourbon cũng có mặt rộng rãi tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.
CÀ PHÊ BOURBON TRÊN THẾ GIỚI
Hiện nay, ở Mỹ Latinh việc sản xuất cà phê Specialty vẫn còn dựa trên một số lượng lớn các các giống Typica và Bourbon. Có mặt tại châu Mỹ lần đầu tiên vào năm 1860 ở miền nam Brazil, và từ đây cà phê Bourbon đã được nhân giống tại phía Bắc Mỹ và đến Trung Mỹ. Ngày nay giống cà phê này được trồng ở một số vùng bao gồm: Colombia, Brazil, Costa Rica, Guatemala, Tanzania, Cộng hòa Dominican, Haiti, Rwanda, Burundi, El Salvador, Nước Malawi, Nicaragua, Mexico, Sumatra, Puerto Rico, Papua New guinea, Peru, Châu Úc.
Trong 40% sản lượng cà phê tại Brazil thì có đến 97,55% giống cà phê bắt nguồn từ Bourbon và Typica.
Brazil có sản lượng lớn cafe bắt nguồn từ Bourbon
CÀ PHÊ BOURBON VIỆT NAM
Bạn biết không? Bourbon được trồng tại Đà Lạt được đánh giá là dòng cà phê có giá trị cao nhất Việt Nam và có chất lượng hương vị sánh ngang với cà phê ngon nhất thế giới hiện nay. Đây cũng được xem là loại cà phê quý hiếm, ở Đà Lạt hiện chỉ còn khoảng 500 cây (theo tổng hợp của các chuyên gia cà phê Việt Nam và Nhật Bản).
Tương tự như giống Typica, Bourbon cũng được người Pháp đưa vào Việt Nam vào năm 1875. Họ lập nhiều đồn điền cà phê để canh tác theo dạng trang trại trồng trọt. Thời gian sau này cà phê Bourbon này được đổi tên thành “cà phê Moka” hay Mocha – lấy theo tên gọi của cảng Mocha ở Yemen.
Cà phê Bourbon Đà Lạt sau khi thu hoạch và chế biến, được tung ra thị trường với thương hiệu “Arabica du Tonkin” cực kỳ nổi tiếng thơm ngon một thời.
HƯƠNG VỊ CỦA CÀ PHÊ BOURBON
So với các giống cà phê khác, thì hạt từ các cây cà phê từ cây Bourbon có xu hướng giàu vị ngọt. Vì là giống cà phê có hàm lượng tính axit hữu cơ phong phú nên nó có hương vị phức tạp và tinh tế khi đan xen một chút chua thanh (độ chua ít hơn Typica). Tuy nhiên hương vị cà phê Bourbon sẽ tùy thuộc vào nơi chúng được trồng. Và theo nhận định chung của nhiều người thì Bourbon là một giống cà phê có mùi thơm hấp dẫn vô cùng, có thể nói là “nữ hoàng” của các loại cà phê. Khi thưởng thức, vòm miệng liền được khơi gợi cảm giác thích thú, hương vị cân bằng, hậu vị chua rất ngon, rất thanh thoát, sành điệu.
Cà phê Bourbon là một phần của loại cà phê ngon nhất thế giới cà phê đặc sản. Với những đặc trưng riêng về điều kiện sinh trưởng và mùi bị, Bourbon luôn là sự lựa chọn của những người đam mê cà phê nguyên bản.
Tuy nhiên, sản lượng cà phê Bourbon tại Việt Nam hiện nay rất thấp, hầu như chỉ tập trung chủ yếu ở tại Đà Lạt. Đối với hương vị thì Bourbon Đà Lạt không giống với một bất kỳ đất nước nào. Bởi chúng mang trong mình hương thơm của hoa nhài, xen lẫn chút chua nhẹ của trái cây, hòa quyện vị đậm ngọt ngào của “mùa xuân”. Chính sự đặc biệt này nên loại cà phê này tại Việt Nam nói chung và tại Đà Lạt nói riêng được rất nhiều khách du lịch, đối tác quốc tế đánh giá cao và săn tìm.